Xe nâng điện đứng lái
Hiển thị tất cả 14 kết quả
Xe nâng điện đứng lái hay còn gọi là xe nâng điện tay cao là những dòng Electric Stacker chuyên dụng trong các kho hàng, nhà xưởng nhỏ hẹp, sạch sẽ, cần sự yên tĩnh với tải trọng nâng nhỏ dưới 2 tấn. Còn khi nâng trên 2 tấn cần chuyển qua những dòng xe nâng ngồi lái hoặc xe nâng Reach Truck. Công ty TNHH xe nâng Bình Minh chuyên cung cấp xe nâng điện đứng lái Heli phù hợp với hầu hết các điều kiện nhà xưởng, kho hàng… Liên hệ ngay Hotline: 0961144081 để được tư vấn lựa chọn và báo giá xe phù hợp với công việc. Còn bài viết dưới đây là cơ bản nhất về dòng xe nâng điện đứng lái Heli.
1. Tổng quan về xe nâng điện đứng lái
Hiện nay trong các nhà xưởng xe nâng điện đứng lái được sử dụng phổ biến. Có rất nhiều khách hàng thao tác những chiếc xe Electric Stacker chuyên dụng này nhưng không hề nắm rõ được về chiếc xe nâng này. Vậy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm, điều kiện làm việc, cấu tạo và phân loại xe nâng điện đứng lái này nhé.
1.1 Khái niệm về xe nâng điện đứng lái
- Xe nâng điện đứng lái là dòng xe nâng thực hiện các thao tác nâng hạ và di chuyển hoàn toàn bằng điện được cung cấp từ bình ắc quy.
- Trong suốt quá trình thao tác và sử dụng thì người lái luôn phải đứng để thực hiện các thao tác nâng hạ và di chuyển.
- Xe nâng điện Stacker này sử dụng nguồn điện sạc là nguồn 220V ( điện dân dụng) rất tiện lợi. Tích hợp bộ sạc đi kèm, bộ sạc này có thể được thiết kế trong xe luôn hoặc thiết kế rời ở phía ngoài.
- Sử dụng các bánh xe PU nhỏ gọn, tối ưu diện tích.
1.2 Điều kiện làm việc của xe nâng điện đứng lái
- Do là dòng xe nâng chuyên dụng được thiết kế nhỏ gọn, kết cấu khung gầm , hệ thống nâng hạ và các cách thức sử dụng nên dòng xe nâng nhà kho này chuyên dùng cho các nhà xưởng bằng phẳng được phủ epoxy hoặc đổ bê bông nhưng được láng phẳng. Việc sử dụng trên các nền mấp mô có thể gây vỡ bánh xe, cũng như các chấn động khi đi trên địa hình xấu có thể tác động đến hệ thống điện, bo mạch làm giảm tuổi thọ của các chi tiết.
- Bánh xe được làm bằng chất liệu Polyurethane ( PU ) được ép phun gắn chặt với lõi nhựa, gang hay nhôm. Trên xe nâng thì sẽ sử dụng chất liệu gang là chủ yếu. Tuy bánh xe cứng cáp như vậy nhưng nếu điều kiện làm việc không được láng mịn thì bánh xe rất nhanh sẽ bị mài mòi.
- Vì sử dụng bánh xe PU nên khoảng sáng gầm xe khá thấp vì vậy không thế leo qua các gờ giảm tốc cao hay những dốc có độ cao hơn 8%.
- Ngoài ra dòng xe nâng điện đứng lái còn có option sử dụng trong các kho lạnh với nhiệt độ và thời gian sử dụng sẽ được tối ưu đối với từng dòng xe.
- Xe được thiết kế nhỏ gọn nâng hạ tối đa cao 5.8 mét đối với dòng Stacker và 7m4 đối với xe nâng chuyên dụng Reach Truck.
- Một số lĩnh vực thường sử dụng xe nâng đứng lái như: Thực phẩm, may mặc, lưu kho và vận chuyển hàng hóa, dược phẩm, linh kiện điện tử…
1.3 Cấu tạo xe nâng điện đứng lái
Xe nâng điện đứng lái được cấu tạo từ hàng ngàn, hàng chục ngàn linh kiện, chi tiết nhỏ ghép lại với nhau để tạo thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh đưa đến tay người tiêu dùng. Để liệt kê từng chi tiết từ nhỏ nhất vậy tốn rất nhiều thời gian, vì vậy mình sẽ liệt kê và giới thiệu những chi tiết chính, những chi tiết quan trọng trên xe.
1.3.1 Khung nâng
- Là bộ phận giúp thay đổi chiếu cao nâng của các kiện hàng hóa và có chiều cao nâng tối đa lên tới 5.8 mét.
- Chất liệu làm khung là thép cường độ cao được tối ưu, tính toán trên các phần mềm CAD… trước khi đưa ra thị trường. Do vậy khung nâng khả năng chịu lực mạnh mẽ trong quá trình nâng hạ hàng hóa.
1.3.2 Tay điều khiển
- Tay điều khiển có nhiệm vụ chính là thực hiện các thao tác chuyển hướng chuyển động.
- Trên tay điều khiển cũng tích hợp thêm các nút bấm để có thể thuận tiện hơn trong quá trình vận hành như: tay ga thực hiện thao tác tiến lùi và điều chỉnh tốc độ của xe. Các nút bấm nâng, hạ thực hiện nhiệm vụ thay đổi chiều cao của khung nâng….
- Ngoài các nút bấm vận hành thì cũng có những cơ cấu an toàn như: còi, nút đảo chiều chuyển động phía sau giúp đảo chiều chuyển động khi di chuyển trong những điều kiện nhỏ hẹp, tránh xe va phải người lái.
- Tay lái được thiết kế linh hoạt để phù hợp với từng dòng xe và từng đối tượng khách hàng khác nhau để tạo sự tối ưu nhất cho công việc.
1.3.3 Ắc quy
- Là bộ phận cung cấp nhiên liệu cho toàn bộ hệ thống để thực hiện toàn bộ thao tác trên xe.
- Ắc quy trên xe nâng điện đứng lái thì có 3 loại chính là: Pin axit-chì kín khí, pin axit chì thông thường và pin Lithium.
+ Pin axit chì kín khí: nhỏ gọn, giá thành rẻ, nhưng dung lượng không quá cao phù hợp với dòng xe nâng tay điện thấp giá rẻ.
+ Pin axit chì thông thường: sử dụng bền bỉ, giá thành hợp lý tuy nhiên cần châm nước cất thường xuyên trong quá trình sử dụng và thời gian sạc của dòng pin này khá lâu.
+ Pin Lithium: Công nghệ hiện đại nhất, thời gian sạc nhanh, độ bền bình lên tới 10 năm tuy nhiên chi phí đầu tư cao hơn.
1.3.4 Càng nâng
- Là bộ phận dùng để nâng đỡ hàng hóa, là bộ phận chịu lực cực lớn. Để đảm bảo an toàn thì khung nâng sẽ được làm bằng thép chịu lực cao và được kiểm tra kỹ càng trước khi đưa ra sử dụng ngoài thị trường.
- Càng nâng có thể thay đổi chiều dài khác nhau để phù hợp với từng kích thước hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì khi sử dụng xe nâng điện đứng lái nên ưu tiên hàng hóa dài không quá 1m2.
- Càng nâng trên dòng Stacker có 2 loại là càng liền ( không thể thay đổi khoảng cách giữa 2 càng ) và càng rời ( có thể thay đổi thoải mái như trên xe nâng dầu).
1.3.5 Bánh xe
- Bánh xe được làm bằng chất liệu Polyurethane (PU) nhỏ gọn, sạch sẽ không để lại vệt bánh trong quá trình sử dụng.
- Bánh xe được cấu tạo đơn giản nên quá trình thay thế dễ dàng.
- Chi phí thay thế bánh thấp giúp dễ dàng tối ưu chi phí vận hành.
1.3.6 Bộ điều khiển trung tâm
- Là bộ phận quan trọng có công dụng như bộ nào trên cơ thể con người. Là nơi tiếp nhận và xử lý các thông tin sau đó truyền thông tin tới các bộ phận chấp hành.
- Bo mạch là một hệ thống bảng mạch điện phức tạp bao gồm đầy đủ các chi tiết với kích thước khác nhau. Nếu không có chuyên môn thì mọi người không nên tự ý tháo lắp bộ phận này.
- Bo mạch hiện tại có bo mạch Cutis của Mỹ và Zapi của Ý là đang được ưa chuộng trên thị trường nhờ tốc độ truyền tải và xử lý tín hiệu cực nhạy, khả năng chống nước chống bụi.
1.3.7 Các bộ phận khác
Ngoài các bộ phận cơ bản trên chiếc xe nâng điện đứng lái còn có các bộ phận khác như:
- Phần khung vỏ bên ngoài của xe vừa bảo vệ các chi tiết bên trong như pin, bo mạch,… vừa có tác dụng thẩm mỹ, làm đẹp thêm cho chiếc xe.
- Bàn đứng phía sau: giúp người lái đứng lên tránh mệt mỏi khi di chuyển đi xa.
- Lưới sắt bảo vệ ở phần khung nâng.
- Tay bảo vệ ở 2 bên hông tạo điểm tựa khi vào cua, giúp người lái tránh bị ngã khi ôm cua gấp.
- Bộ sạc: sạc đầy bình ắc quy để cung cấp nhiên liệu cho xe vận hành.
1.4 Phân loại xe nâng điện đứng lái Heli
Tùy theo từng tiêu chí đánh giá mà ta sẽ có những cách phân loại xe nâng điện tay cao khác nhau:
* Phân loại theo kiểu vận hành: bao gồm xe nâng điện đứng lái và xe nâng dắt lái
+ Xe nâng điện đứng lái là dòng xe nâng tay điện còn bàn đứng phía sau để đứng lên và thao tác tránh sự mệt mỏi trong quá trình thao tác.
+ Xe nâng điện dắt lái là dòng xe nâng tay điện không có bàn đứng phía sau, thao tác vận hành cần đi theo xe để thao tác. Dòng xe nâng này sẽ có chi phí rẻ hơn.
* Phân loại theo kiểu pallet làm việc: Xe nâng pallet 1 mặt và xe nâng pallet 2 mặt
+ Xe nâng pallet 1 mặt là gồm phần càng và phần chân đỡ phía trước chồng lên nhau. Nếu dùng cho pallet 2 mặt có thanh ngang ở dưới thì thanh ngang này sẽ bị vướng vào khi nâng hàng lên gây hỏng pallet. Dòng xe này có mức giá ưu đãi hơn so với loại pallet 2 mặt.
+ Xe nâng pallet 2 mặt có càng nâng được treo trên giá như những dòng xe nâng dầu, vừa dễ dàng thay đổi được khoảng cách càng, vừa có thể nâng hạ nhiều loại pallet khác nhau. Tuy nhiên chi phí đầu tư khá cao.
2. Các hãng xe nâng điện đứng lái được ưa chuộng trên thị trường
Hiện nay trên thị trường có vô vàn các hãng xe nâng, nhưng những hãng xe nâng điện đứng lái dưới đây đang được ưa chuộng nhất tại thị trường. Lưu ý có đánh số là để liệt kê chứ không phải xếp hạng thiết bị, vì cơ bản những hãng này trên thị trường đều có vị thế tương đương nhau.
2.1 Xe nâng điện đứng lái Heli
- Xe nâng hàng Heli được phân phối độc quyền bởi công ty TNHH xe nâng Bình Minh tại Việt Nam.
- Xe nâng Heli là thương hiệu xe nâng nổi tiếng nằm trong top 6 thương hiệu xe nâng trên toàn thế giới, và là top 1 tại thị trường Trung Quốc trong hơn 30 năm.
- Tại thì trường Việt Nam, năm 2021 xe nâng Heli là thương hiệu có số lượng xe mới bán ra thuộc top 1.
- Xe nâng Heli được phân phối tới hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
- Xe nâng Heli được ưa chuộng nhờ chất lượng tốt, giá thành hợp lý và chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
2.2 Xe nâng điện đứng lái Toyota
- Thương hiệu Toyota là thương hiệu thuộc top 13 thế giới về xe nâng.
- Là đơn vị hàng đầu về nghiên cứu và sản xuất động cơ.
- Tất cả các linh kiện và các phụ kiện trên xe đều được kiểm duyệt kỹ càng trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo cho xe nâng Toyota vận hành ổn định.
- Xe nâng Toyota cũng được thị trường Việt Nam ưa chuộng nhờ sự bền bỉ trong hoạt động, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản. Tuy nhiên giá thành khá cao cũng là 1 bất lợi của sản phẩm khi tiếp cận tới khách hàng.
2.3 Xe nâng điện đứng lái Komatsu
- Nhắc tới Komatsu chúng ta cũng thấy quá quen thuộc với cái tên này.
- Xe nâng Komatsu luôn được mọi người ưa chuộng từ xe mới đến xe cũ nhờ cấu tạo chắc chắn, hoạt động ổn định, bền bỉ đến từ thương hiệu hàng đầu của Nhật Bản.
- Xe nâng Komatsu cũng được thiết kế thông minh, giúp tối ưu khả năng nâng hạ hàng hóa.
- Tuy nhiên giá thành cao, khả năng thu hồi vốn lâu.
2.4 Xe nâng điện đứng lái Mitsubishi
- Vẫn là một thương hiệu đế từ đất nước mặt trời mọc, tại thị trường Việt Nam vẫn khá ưa chuộng các hãng xe nâng Nhật.
- Xe nâng Mitsubishi thuộc top 10 xe nâng trên thế giới.
- Là 1 thương hiệu lâu đời và uy tín tại Nhật Bản, xe nâng Mitsubishi vừa có chất lượng tốt, hoạt động ổn, mà mức giá lại không quá đắt. Vì vậy xe nâng điện đứng lái Mitsubishi ngày càng được ưa chuộng.
2.5 Xe nâng điện đứng lái cũ
- Tại Việt Nam lượng xe cũ được sử dụng vẫn chiếm thị phần lớn.
- Tuy có những rủi ro lớn về chất lượng cũng như vấn đề phụ tùng thay thế khó khăn nhưng có nhiều mức giá để có thể tham khảo đầu tư khiến xe nâng điện cũ vẫn được ưa chuộng trên thị trường.
- Xe nâng cũ ngoài vấn đề chất lượng không được kiểm chứng thì giá cả và mẫu mã đa dạng giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn chiếc xe phù hợp với mức giá mình mong muốn.
3. Ưu và nhược điểm của xe nâng điện đứng lái
Xe nâng tay điện nói riêng hay bất cứ dòng xe nâng nói chung nào thì đều có những ưu, nhược điểm riêng để phù hợp với từng tính chất công việc khác nhau. Dưới đây là những ưu và nhược điểm để quý vị tham khảo cho phù hợp với nhà xưởng bên mình.
3.1 Ưu điểm
- Xe nâng điện đứng lái có thiết kế nhỏ gọn, so với tất cả các dòng xe nâng khác cùng tải trọng và chiều cao nâng thì xe nâng đứng lái luôn có thiết kế nhỏ gọn nhất. Giúp dễ dàng di chuyển trong các nhà kho, xưởng, khu vực giá kệ có không gian nhỏ.
- Xe nâng điện stacker sử dụng nhiên liệu điện nên không phát sinh khí thải cực kỳ thân thiện với môi trường. Xe có thể hoạt động trong các kho kín mà không gây ảnh hưởng đến những người làm việc xung quanh. Và đặc biệt nhiên liệu điện rất rẻ nên chi phí để vận hành dòng xe này là thấp nhất so với các dòng xe khác trên thị trường.
- Sử dụng hệ thống moto điện xoay chiều AC không chổi than không cần bảo trì. Và đặc biệt các moto điện này gần như không phát ra âm thanh trong quá trình hoạt động nên có thể làm việc tại các khu vực đông dân cư.
- Xe nâng điện đứng lái có thiết kế đơn giản, dễ dàng sửa chữa bảo dưỡng. Các phụ tùng dễ dàng thay thế và luôn được công ty xe nâng Bình Minh cung cấp giúp chi phí bảo trì được giảm xuống đáng kể.
- Xe trang bị bình ắc quy có thể hoạt động bền bỉ từ 6-8 tiếng, phù hợp cả với những khách hàng làm việc nhiều ca.
3.2 Nhược điểm
- Thời gian sử dụng của xe sẽ bị hạn chế hơn so với xe dầu. Tuy ắc quy hoạt động bền bỉ lên tới 8 tiếng nhưng sau đó chúng ta sẽ phải mất thời gian sạc vài tiếng để sử dụng cho những lần tiếp theo. Còn xe nâng dầu chỉ cần đổ dầu là bạn có thể hoạt động liên tục được.
- Xe nâng điện đứng lái yêu cầu hoạt động trong các điều kiện bằng phẳng như nền epoxy hay nền bê tông được láng mịn. Nếu không thì xe sẽ rất nhanh bị mòn bánh PU thậm trí có thể dẫn tới vỡ bánh.
- Dòng xe nâng điện tay cao này phù hợp di chuyển trên các quãng đường ngắn. Nếu di chuyển và nâng hạ hàng hóa trên quãng đường dài sẽ nhanh mòn bánh xe và nhanh hao bình điện.
- Cần lưu ý và thực hiện các thao tác sử dụng và sạc pin đúng cách để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.
4. Tính năng nổi bật trên xe nâng điện đứng lái Heli
4.1 Cấu hình và hiệu suất nổi bật
- Xe nâng điện đứng lái có trang bị hệ thống mô-tơ điện xoay chiều AC không chổi than không cần phải bảo trì.
- Thiết kế nâng hạ và di chuyển hoàn toàn bằng điện, tiếng ồn nhỏ, đảm bảo sự thoải mái nhất cho người lái.
- Có thiết kế nhỏ gọn, chiều dài cơ sở ngắn, phù hợp với không gian làm việc nhỏ hẹp và nâng hàng lên các giá kệ cao.
- Không thải ra khói bụi, thân thiện với môi trường.
- Có thể nâng hạ hàng hóa từ 1-2 tấn với chiều cao nâng tối đa là 5.5 mét.
- Van điện từ hai chiều với 3 chế độ nâng hạ khác nhau phù hợp cho từng điều kiện công việc.
4.2 Độ an toàn cao
- Hệ thống trợ lực lái EPS giúp tài xế dễ dàng thao tác khi vận hành.
- Trang bị nhiều hệ thống cảm biến tiên tiến, đảm bảo xe hoạt động ổn định và an toàn nhất.
- Cảm biến nâng hạ giới hạn chiều cao nâng, tự động ngắt mô tơ khi đạt chiều cao xác định.
- Cảm biến giúp xe giảm tốc ở vị trí cao hơn, tránh gây đổ hàng hóa.
- Nút đảo chiều chuyển động phía sau tay lái để đảm bảo an toàn khi đi vào các khu vực có diện tích quay nhỏ.
- Xe nâng điện đứng lái Heli tự động giảm tốc khi vào cua, tránh gây lật xe.
- Công tắc nguồn khẩn cấp được trang bị trên xe.
- Tay lái ở vị trí thẳng đứng và nằm ngang là tự động ở chế độ phanh.
4.3 Hoạt động bền bỉ , tiết kiệm nhiên liệu
- Hệ thống phanh điện từ tái tạo năng lượng giúp tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao thời gian sử dụng.
- Sử dụng công nghệ tiên tiến, mỗi ngày chỉ hết 5 số điện, rất tiện kiệm.
- Sử dụng hệ thống bo mạch Cutis của Mỹ cũng hệ thống truyền tín hiệu CAn Bus truyền tín hiệu cực nhanh và chính xác.
- Khả năng chống nước chống bụi theo tiêu chuẩn quốc tế.
4.4 Nhiều option lựa chọn
- Xe nâng điện đứng lái Heli có 2 lựa chọn option pin axit-chì và pin Lithium, để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Có nhiều chiều cao nâng hạ khác nhau lên tới 5.8 mét để phù hợp với từng công việc.
- Các lựa chọn càng nâng để phù hợp với từng loại pallet với các kích thước khác nhau.
5. Giá xe nâng điện đứng lái Heli được ưa chuộng tại Việt Nam
Trên thị trường giá xe nâng điện đứng lái chỉ từ 75 triệu đồng phụ thuộc vào rất nhiều thông số, tải trọng, tình trạng. Dưới đây là ví dụ về một số tham khảo về xe nâng điện đứng lái 1.5 tấn, xe nâng điện đứng lái 2 tấn, xe nâng điện đứng lái 2.5 tấn:
Giá: Liên hệ |
|
|
Giá: Liên hệ |
Giá: Liên hệ |
|
|
Giá: Liên hệ |
Giá: Liên hệ |
|
|
Giá: Liên hệ |
6. Một số câu hỏi về xe nâng điện đứng lái
Khi đầu tư bất cứ 1 thiết bị nào đi nữa thì mỗi khách hàn đều có những sự đắn đo và thắc mắc riêng. Dưới đây là tổng hợp những thắc mắc được khách hàng quan tâm nhất để mọi người tham khảo. Mọi câu hỏi, thắc mắc về dòng xe nâng điện stacker này vui lòng liên hệ Hotline: 0961144081 để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
6.1 Địa chỉ bán xe nâng điện đứng lái uy tín số 1 trên thị trường ở đâu?
✣ Công ty TNHH xe nâng Bình Minh được vinh dự là đại lý độc quyền hãng xe nâng Heli tại Việt Nam từ 2013. Với gần 10 năm kinh nghiệm về lĩnh vựa xe nâng hàng cũng như cơ sở kho bãi trải khắp cả nước, đội ngũ nhân viên hùng hậu, có nhiều năm kinh nghiệm….Luôn luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
✣Tại đây quý khách hàng sẽ được rất nhiều lợi ích như sau:
- Mua xe nâng điện đứng lái Heli với giá gốc nhà máy
- Xem xe thoải mái tại kho xưởng ( đến khi nào ưng thì lấy )
- Được nhân viên giàu kinh nghiệm tư vấn miễn phí 24/7.
- Chế độ bảo hành dài hạn. Bảo trì trọn đời sản phẩm.
- Miễn phí giao xe toàn quốc.
- Và còn rất nhiều ưu đãi hấp dẫn khác…
Công ty TNHH xe nâng Bình Minh là đại lý thương hiệu xe nâng hàng HELI tại Việt Nam.
✤ Trụ sở: Khu dịch vụ sân bay Gia Lâm, Tổ 1, Đường dẫn Cầu Vĩnh Tuy, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, TP Hà Nội, Việt Nam.
✤ Chi nhánh HCM: Tòa nhà Gia Định, 566 QL13, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
✤ Chi nhánh Đà Nẵng: Lô A4-12, Đường Nguyễn Sinh Sắc, Phường Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.
✤ Chi nhánh Đồng Nai: Số 12, Đường 2A, KCN Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai.
✤ Chi nhánh Bắc Ninh: Số 2 Đường TS12, KCN Tiên Sơn, H. Tiên Du, T. Bắc Ninh.
Liên hệ ngay số để được tư vấn và báo giá chiếc xe phù hợp với nhu cầu công việc. Hỗ trợ 24/7.
Hotline: 0961144081 ( Mr Xuyên)
Email: nguyenxuyenheli@gmail.com