Xe nâng hàng là thiết bị chuyên dụng dùng để nâng hạ, di chuyển và sắp xếp hàng hóa. Được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất, kho bãi, vận tải… Forklift giúp giảm chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả công việc tối đa nên máy nâng đã dần trở thành thiết bị không thể thay thế. Với những tính năng và ưu điểm như vậy thì xe nâng có cấu tạo như thế nào, nguyên lý hoạt động ra sao và có cần những lưu ý gì khi hoạt động để có thể đảm bảo tối đa công việc? Bài viết dưới đây mình sẽ làm rõ tất cả các vấn đề mà quý vị còn đang thắc mắc.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Cấu tạo xe nâng dầu, xăng gas và điện ngồi lái
Xe nâng ngồi lái được chia thành 3 dòng chính theo nhiên liệu sử dụng là: dầu diesel, xăng gas và điện. Về cơ bản các mẫu xe nâng này sẽ có cấu tạo giống nhau. Chỉ khác một số chi tiết do đặc thù của từng loại nhiên liệu. Tùy thuộc vào từng hãng xe khác nhau cũng sẽ có những điểm đặc thù riêng trong thiết kế.
1.1 Cấu tạo xe nâng dầu diesel
1.1.1 Bánh sau
- Bánh sau hay còn gọi là bánh lái được đặt ở phía sau xe ngay phía dưới đối trọng.
- Được gắn vào các xy lanh thủy lực để dẫn hướng chuyển động.
- Lốp sau có thể dùng bánh đặc hoặc hơi tùy thuộc vào điều kiện làm việc.
>> Chi tiết về bánh xe trên xe nâng
1.1.2 Bánh trước
- Bánh trước hay còn gọi là bánh tải được đặt ở phía trước gần khung nâng.
- Trên xe nâng bánh trước là bánh dẫn động.
- Cũng như bánh sau, bánh trước có thể lựa chon lốp đặc và hơi.
- Điểm lật trên xe là bánh trước, nên khi thiết kế để đảm bảo an toàn.
1.1.3 Xy lanh nghiêng
- Có chức năng giúp khung nâng nghiêng ra nghiêng vào được từ 6-12 độ.
- Giúp nâng hạ hàng hóa linh hoạt và tránh bị đổ.
- Trên xe nâng sẽ có 2 xy lanh nghiêng khung được đặt ở 2 bên.
- Được thiết kế bằng thép chịu lực cao đảm bảo an toàn trong mọi điều kiện làm việc.
1.1.4 Ghế ngồi
- Ghế ngồi semi của Nhật, ghế hơi… cùng với dây an toàn và khả năng điều chỉnh vị trí ghế linh hoạt. Giúp tạo sự thoải mái và an tâm nhất cho người lái.
- Tùy thuộc vào từng hãng khác nhau như Toyota, Nissan, Heli sẽ có hệ thống cảm biến ghế ngồi OPS- giúp xe không hoạt động khi rời khỏi vị trí lái.
- Ngoài ra mỗi hãng xe khác nhau cũng sẽ có thể trang bị các hệ thống ghế ngồi khác nhau.
1.1.5 Mái che mưa nắng
- Chức năng đầu tiên đúng như tên gọi giúp che mưa, nắng khi xe hoạt động ngoài trời.
- Thứ 2 giúp cản lại các mạt gỗ, mạt cát… để đảm bảo an toàn cho người lái.
- Thứ 3: Mái che có kết hợp với khung thép chịu lực có thể tránh được việc hàng hóa rơi, đổ.
1.1.6 Tay chang thủy lực
- Nhiệm vụ điều khiển các thao tác nâng, hạ, nghiêng ngả khung và các thao tác của bộ công tác.
- Tay chang này có thế là dạng thủy lực hoặc điện ( chủ yếu trên xe điện) tùy thuộc vào mỗi mẫu xe.
- Tay thủy lực được nối với bộ van chia ( ngăn kéo) và các đường ống thủy lực để thực hiện chức năng.
1.1.7 Đèn Led chiếu sáng
- Đèn led chiếu sáng được thay thế hoàn toàn cho đèn halogen truyền thống.
- Đèn led với khả năng chiếu sáng tốt hơn 80% và tiết kiệm nhiêm liệu hơn 20% so với đèn halogen.
- Tuổi thọ lâu, hoạt động bền bỉ qua các điều kiện làm việc khác nhau.
- Trên xe nâng đèn led có các thanh thép xung quang để tránh va đập.
1.1.8 Đèn xy nhan
- Được đặt ở 2 bên có tác dụng thông báo khi xe muốn chuyển hướng hoặc chuyển làn.
- Khi hoạt động đèn xy nhan sẽ nhấp nháy để thông báo.
- Nhiều trường hợp sẽ tích hợp thêm tiếng còi cảnh báo an toàn.
1.1.9 Vô lăng lái
- Truyền lực từ người lái đến bánh lái để thay đổi hướng di chuyển trên xe.
- Trên vô lăng sẽ tích hợp thêm còi như trên các mẫu xe hơi.
- Có thể điều chỉnh vị trí vô lăng sao cho phù hợp với từng người lái.
1.1.10 Phanh tay
- Thường sẽ được đặt ở bên trái của vô lăng.
- Phanh tay thường được sử dụng khi xe dừng, đỗ không làm việc nữa.
- Phanh tay có nhiều kết cấu như phanh tay cơ khí, thủy lực…
1.1.11 Nắp capo
- Nắp capo tạo sự kín khít cho khoang động cơ.
- Ngăn tiếng ồn và nhiệt độ lên buồng lái.
- Nắp capo có thể mở tối đa lên tới 80 độ, giúp dễ dàng cho việc bảo dưỡng, sửa chữa.
1.1.12 Thùng hiên liệu
- Là nơi chứa và cung cấp nhiên liệu cho toàn hệ thống động cơ.
- Tùy thuộc vào tải trọng xe thì dung tích bình nhiên liệu sẽ khác nhau. Trên dòng xe 3-3.5 tấn thường sẽ là 60 lít.
1.1.13 Xy lanh lái
- Được đặt cạnh bánh lái giúp chuyển góc đánh lái.
- Có cấu tạo tương tự xy lanh nâng hạ nhưng có kích thước nhỏ hơn.
1.1.14 Đối trọng
- Được đặt ở phía sau giúp cân bằng với tải trọng hàng hóa nâng.
- Tải trọng được làm bằng thép đúc nguyên khối.
- Tải trọng có độ đến rất cao, không bị hỏng hóc trong quá trình hoạt động.
1.1.15 Cabin
- Thường được thiết kế hở để dễ dàng quan sát khi vận hành.
- Trong 1 số điều kiện làm việc đặc biệt cần lắp cabin kín và điều hòa.
1.1.16 Đèn cảnh báo
- Đặt phía sau và sẽ nhấp nháy để báo hiệu khi xe lùi.
- Đèn cảnh báo sẽ kết hợp với còi báo hiệu để tăng hiệu quả báo hiệu khi lùi.
1.1.17 Càng nâng
- Được làm từ thép đúc nguyên khối có chất lượng và độ bền cao.
- Có chiều dài thay đổi tùy thuộc vào từng tải trọng.
- Để tăng chiều dài càng có thể lựa chọn càng dài hơn hoặc lắp thêm bao càng (càng giả).
1.1.18 Giá nâng
- Dùng để treo càng nâng cũng như các bộ công tác như dịch giá, dịch càng, kẹp vuông…
1.1.19 Khung nâng
- Được chế tạo bằng thép chịu lực cao dựa trên các công nghệ CAD, CAE…
- Đảm bảo an toàn, bền bỉ khi vận hành
- Khung nâng có 3 loại chính:
– Khung thường M 2 xy lanh 2 tầng nâng (2 ty 2 lao): Có chiều cao tự do lớn, phù hợp với điều kiện ngoài trời hoặc điều kiện nhà xưởng rộng không lo về chiều cao. Chi phí đầu tư thấp.
– Khung chui container ZM 3 xy lanh 2 tầng nâng ( 3 ty 2 lao): Có chiều cao khung như trên dòng M nhưng có thêm 1 xy lanh ở giữa nên khi nâng càng lên 1 khoảng thì khung nâng thứ 2 vẫn chưa nâng lên. Phù hợp làm việc trong container.
– Khung chui container ZSM 3 xy lanhh 3 tầng nâng ( 3 ty 3 lao): Chiều cao của tự do của khung sẽ nhỏ hơn cả 2 mẫu trên. Phù hợp làm việc trong container và có thể nâng tầng thứ 2 trong container.
1.1.20 Xy lanh nâng hạ
- Là nguồn động lực giúp khung nâng nâng hạ hàng hóa.
- Xy lanh nâng hạ được đặt ở 2 bên gần với xy lanh nghiêng ngả khung.
1.1.21 Giá bảo vệ
- Giúp hàng hóa tựa vào khi nâng hạ tránh gây đổ hàng hóa.
1.1.22 Xích
- Cùng với xy lanh nâng hạ, xích tải cũng góp phần tác động giúp nâng hạ hàng hóa.
1.1.23 Vòng bi
1.2 Cấu tạo chi tiết trên xe nâng xăng gas
Xe nâng xăng gas có cấu tạo và tính năng tương tự như trên xe nâng dầu diesel, nhưng sẽ có 1 số đặc điểm khác như sau:
- Tải trọng nâng tối đa 10 tấn.
- Sử dụng nhiên liệu xăng, gas hoặc kết hợp 2 laoij nhiên liệu với nhau.
- Có bình nhiên liệu gas ở phía sau ngay trên đối trọng.
- Xe nâng xăng gas hoạt động êm ái, thải ra ít khí thải, đảm bảo tiêu chuẩn khí thải tốt hơn.
1.3 Cấu tạo chi tiết trên xe nâng điện
Xe nâng điện sẽ có xe nâng điện ngồi lái và xe nâng tay điện. Hai dòng này sẽ có cấu tạo và mục đích sử dụng khác nhau:
1.3.1 Xe nâng điện ngồi lái
Về cơ bản cũng sẽ giống những mẫu xe nâng động cơ phía trên nhưng có những khác biệt sau:
- Sử dụng điện từ bình ắc quy và các mô-tơ để giúp xe vận hành.
- Sau khi hoạt động cần phải cắm sạc.
- Không thải ra khí thải và tiếng ồn cực thấp khi hoạt động.
- Kích thước tổng thể nhỏ gọn.
1.3.2 Xe nâng tay điện
- Xe nâng tay điện là dòng chuyên phù hợp cho các kho xưởng nhỏ, hẹp. Về cấu tạo cũng gồm các bộ phận như trên nhưng các bộ phận sẽ có cấu tạo và kích thước thay đổi để phù hợp với như cầu nhà xưởng hẹp.
- Xe nâng tay điện có nhiều mẫu mã để phù hợp với nhiều công việc.
> Chi tiết về cấu tạo, tính năng, phân loại xe nâng tay điện
2. Nguyên lý hoạt động trên xe nâng
Trên xe nâng sẽ có tổ hợp các thao tác như nâng hạ, nghiêng ngả khung, tiến lùi… để có thể dễ dàng di chuyển và sắp xếp hàng hóa. Mỗi thao tác đều rất quan trọng cần lưu ý để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Sau đây chúng ta cùng tiến hành tìm hiểu về các thao tác này.
2.1 Cơ chế nâng hạ
- Việc nâng hạ sẽ do xy lanh thủy lực kèm xích nâng để lực hiện.
- Lấy động lực từ bơm thủy lực để hoạt động.
- Thao tác nâng hạ bằng 01 tay chang ở trên cabin lái.
- Khi muốn nâng hạ nhanh hơn chúng ta kết hợp tay chang với đạp chân ga.
- Thao tác nâng hạ là thao tác chính trên xe. Giúp nâng nâng hàng hóa lên cao và lấy hàng hóa từ các kệ cao xuống đất.
2.2 Cơ chế di chuyển
- Thao tác này tương tự như trên các thiết bị xe động cơ khác.
- Lấy nguồn động lực từ đông cơ qua vi sai và các bán trục để giúp bánh xe quay và di chuyển.
- Trên xe nâng sử dụng dẫn động cầu trước.
- Cơ chế di chuyển giúp xe tiến lùi để di chuyển hàng hóa đến nơi cần sắp xếp.
- Thao tác di chuyển sẽ kết hợp tay lái, cần số và chân ga để di chuyển.
2.3 Cơ chế nghiêng ngả khung
- Thao tác nghiêng ngả khung được thực hiện nhờ 2 xy lanh nghiêng ngả 2 bên. Cơ chế tương tự như xy lanh nâng hạ.
- Được điều khiển bằng 01 tay chang thủy lực.
- Nghiêng ngả khung giúp dễ lấy hàng hóa và khi di chuyển tránh hàng hóa bị trôi ra khỏi càng.
- Xy lanh nghiêng ngả khung có thể được thiết kế giấu kín, hoặc thiết kế hở tùy thuộc vào từng dòng xe.
3. Những lưu ý khi hoạt động
Trong quá trình hoạt động, để đảm báo an toàn cho người lái cũng như những người xung quang chúng ta cần lưu ý các điểm cơ bản sau:
3.1 Trang bị đầy đủ kiến thức
- Nắm vũng các quy tắc an toàn lao động trước khi lái xe nâng.
- Đảm bảo đầy đủ kiến thức và kỹ năng lái xe.
- Các khóa huấn luyện an toàn lái xe sẽ được tổ chức định kỳ, cần tham gia đầy đủ để luôn cập nhật những kiến thức mới, kỹ năng mới về xe nâng.
- Những điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp lớn với hàng trăm xe nâng.
3.2 Trang bị đầy đủ bảo hộ khi vận hành
- Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành tất cả công nhân cần trang bị đầy đủ bảo hộ bao gồm: Mũ cứng bảo hộ, giày bảo hộ(giày cứng), quần áo bảo hộ (tùy thuộc vào từng công việc khác nhau sẽ yêu cầu các trang phục khác nhau. Nhưng điểm chung là đều yêu cầu gọn gàng để tránh mắc vào máy móc khi hoạt động).
- Ngoài ra tùy từng doanh nghiệp sẽ có nhữn yêu cầu khắt khe hơn.
3.3 Kiểm tra xe thường xuyên
- Hệ thống động cơ, cầu, thủy lực… cần được kiểm tra hàng tuần để đảm bảo an toàn.
- Những bộ phận cơ bản khác như ghế ngồi, đèn chiếu sáng, lốp xe, xy nhan, ghế ngồi… cần được kiểm tra hàng ngày trước khi lái xe.
- Khi kiểm tra nếu phát hiện lỗi thì báo cho bộ phận kỹ thuật không tự ý sửa nếu không có chuyên môn.
3.4 Luôn đảm bảo làm việc trong vùng an toàn
- Hãy đảm bảo xe nâng luôn làm việc trong vùng hoạt động an toàn để tránh những va chạm không đáng có.
- Phải tuân thủ theo các đường chỉ dẫn hoặc giới hạn tốc độ hay bất cứ yêu cầu của nhà xưởng.
- Phải tuân thủ theo các quy tắc ăn toàn: không đùa nghịch trên xe nâng, trong quá trình nâng hạ…
3.5 Tầm nhìn
- Không chất quá nhiều hàng lên xe gây ảnh hưởng tới tầm nhìn của lái xe.
- Lái xe luôn phải đảm bảo giữ được tầm nhìn bao quát khi di chuyển và nâng hạ hàng hóa.
- Khi không có đủ tầm nhìn không được tự ý điều khiển trừ khi có người dẫn hướng.
3.6 Thao tác đúng quy trình
Sai thứ tự quy trình nâng hạ hàng hóa là 1 trong những nguyên nhân gây ra các tai nạn xe nâng. Để đảm bảo có thể giảm thiểu tối đa tai nạn khi vận hành xe nâng cần chú ý những điều sau:
- Để càng nâng ở vị trí thấp nhất có thể khi di chuyển. Lưu ý là cần cách mặt đất 1 khoảng và đảm bảo khi di chuyển không vào chướng ngại vật nào.
- Đặt hàng hóa chính giữa 2 càng nâng.
- Để hàng sát vào với giá bảo vệ.
- Khi nâng cần chú ý xem có chướng ngại vật phía trên không.
- Trước khi di chuyển cần ngả khung về phái sau để tránh rơi hàng hóa.
- Đảm bảo di chuyển với tốc độ ổn định, không tăng tốc, dừng hoặc chuyển hướng đột ngột.
- Khi hạ cần hạ ở địa hình bằng phẳng.
3.7 Di chuyển trên dốc
- Luôn đảm bảo di chuyển thẳng khi lên hoặc xuống dốc. Không quay đầu khi đang di chuyển trên dốc.
- Khi nâng hàng lên dốc thì đi số tiến và đi thẳng.
- Khi nâng hàng xuống dốc: đi lùi và đi thẳng.
3.8 Dừng đỗ trên dốc
- Hạn chế dừng đỗ trên dốc nếu không thực sự cần thiết.
- Khi dừng dỗ trên dốc cần kéo phanh tay và đưa về số 0 ( số mode).
- Nếu bắt buộc phải đỗ trên dốc qua đêm, để đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi người có thể kê thêm miếng gỗ ở dưới bánh xe.
3.9 Sau khi vận hành
Sau 1 ngày làm việc trước khi cho xe vào vị trí, mọi người cần lưu ý 1 số điểm sau:
- Vệ sinh xe.
- Đảm bảo không có hiện tượng chảy dầu, nhớt,…
- Khi đỗ xe cần hạ càng xuống sát đất.
- Đảm bảo kéo phanh tay và tắt chìa khóa trước khi rời đi.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay số Hotline: 0961144081 ( Mr Xuyên). Hỗ trợ 24/7.